Khác nhau giữa bảo trì và bảo dưỡng
Trong quá trình sử dụng các thiết bị, máy móc thường có rất nhiều người hiểu rằng bảo trì và bảo dưỡng là tương đồng. Nhưng thực tế, giữa chúng có sự khác biệt rỏ rệt. Việc hiểu rõ về 2 khái niệm trên sẽ giúp thiết bị của bạn được đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ cao hơn.
Bảo trì và bảo dưỡng là gì?
Trong bài viết trước BlueData đã cùng bạn tìm hiểu “Bảo trì là gì?” cùng với phần mềm bảo trì định kỳ. Trong bài này, chúng ta sẽ cùng làm rõ Bảo dưỡng là gì?
Bảo dưỡng là tập hợp các hoạt động dựa trên kế hoạch bảo quản nhằm đảm bảo rằng một thiết bị hoạt động ổn định và duy trì được hiệu suất mong muốn. Mục tiêu chính của bảo dưỡng là ngăn chặn sự số và kéo dài tuổi thọ dài hạn.
Những khác nhau giữa bảo trì và bảo dưỡng
Mục đích sử dụng
- Bảo trì: Mục đích là duy trì hoặc khôi phục các thiết bị, máy móc về một trạng thái hoạt động mong muốn. Hay là duy trì hiệu suất ở mức tối ưu để có thể hoạt động bền bỉ trong thời gian dài.
- Bảo dưỡng: Mục đích là ngăn chặn sự suy giảm chất lượng, giảm thiểu rủi ro sự cố, nâng cao khả năng dự đoán về tình trạng của thiết bị và góp phần kéo dài tuổi thọ hơn.
Thời gian và phương pháp thực hiện
Bảo trì: thường được thực hiện định kỳ theo kế hoạch bằng cách kiểm tra và sửa chữa các bộ phận bị hỏng hóc trong quá trình vận hành
Bảo dưỡng: thường được thực hiện theo lịch trình của tài liệu sản xuất hoặc khi cần thiết bằng cách thay thế các linh kiện cùng với các hoạt động bảo quản khác. Công việc này thường có tần suất thực hiện thấp hơn bảo trì.
Ưu điểm và Nhược điểm của bảo trì và bảo dưỡng
Ưu điểm
Bảo trì định kỳ giúp ngăn chặn sự cố trước khi chúng xảy ra, giảm thiểu thời gian gián đoạn và tăng tuổi thọ của thiết bị.
Bảo dưỡng giúp duy trì hiệu suất ổn định và giảm rủi ro sự cố đột ngột.
Nhược điểm
Bảo trì thường được thực hiện với mức chi phí cao, đặc biệt là khi thay thế các bộ phận đắt tiền.
Bảo dưỡng thường được thực hiện theo lịch trình dẫn đến việc tiêu tốn thời gian và nguồn nhân lực không cần thiết nếu không có sự cố nào xảy ra.
Quy trình bảo trì và bảo dưỡng
Quy trình bảo trì
Kiểm tra định kỳ
Quy trình bảo trì thường bắt đầu bằng việc kiểm tra định kỳ trên thiết bị hoặc máy móc, hệ thống. Kiểm tra tình trạng hoạt động, đo lường các thông số kỹ thuật quan trọng và xác định các dấu hiệu của sự hao mòn hoặc hỏng hóc.
Lập kế hoạch bảo trì định kỳ
Dựa trên kết quả kiểm tra, lập kế hoạch bảo trì định kỳ là bước tiếp theo. Đầu tiên là xác định những công việc cần thực hiện để duy trì hoặc cải thiện hiệu suất của thiết bị. Sau đó có thể thay thế các bộ phận hao mòn, làm mới các linh kiện.
Thực hiện bảo trì sửa chữa
Khi có sự cố, quy trình này sẽ được thực hiện. Nhân viên bảo trì cần xác định những công việc cần thực hiện, xác định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp bảo trì theo kế hoạch.
Ghi chép và báo cáo
Trong quá trình bảo trì, việc ghi chép và báo cáo cũng rất quan trọng. Bởi những báo cáo và ghi chép chi tiết này sẽ hỗ trợ ghi nhận lịch sử bảo trì làm cơ sở cho các kế hoạch trong tương lai cũng như dự đoán được tuổi thọ của thiết bị.
Quy trình bảo dưỡng
Kiểm tra và bảo dưỡng theo lịch trình
Dựa vào các tài liệu liên quan đến thiết bị có thể kiểm tra các thành phần quan trọng của máy móc, thiết bị theo lịch trình. Bao gồm các công việc như: làm sạch, kiểm tra các bộ phận có thể hỏng.
Cập nhật và nâng cấp
Tiến hành thay thế các bộ phận đã cũ, cập nhật phần mềm, nâng cấp thiết bị hoặc triển khai các công nghệ mới để cải thiện hiệu suất. Ít nhất là có thể đưa máy móc, thiết bị trở về trạng thái hoạt động tối ưu nhất.
Đánh giá hiệu suất bảo dưỡng
Đánh giá hiệu suất bảo dưỡng là một công việc cần thiết. Dựa vào tài liệu đánh giá này có thể dễ dàng xác định quy trình bảo dưỡng đã đạt được mục tiêu hay chưa, có cần cải thiện các vấn đề khác không và có thể đề xuất các điều chỉnh khác khi cần.
Kết luận:
Khi có được sự kết hợp thông minh và linh hoạt giữa bảo trì và bảo dưỡng sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiếu sự cố, tối ưu hóa tuổi thọ thiết bị. Đây là chìa khóa quan trọng để duy trì sự ổn định, độ tin cậy và hiệu suất của mọi hệ thống.
Chúng ta đã tìm hiểu được sự Khác nhau giữa bảo trì và bảo dưỡng cũng như là ưu và nhược điểm của nó. Hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho người doanh nghiệp về bảo trì và bảo dưỡng.
Đừng quên theo dõi BlueData để cập nhật những bài viết hay, mới nhất về công nghệ và bảo hành hiện nay nhé!
Xem thêm:
- Bảo trình định kỳ là gì?- Tối ưu cho cả người dùng và doanh nghiệp
- Quy trình tiếp nhận bảo trì cho sản phẩm – chuẩn 5 bước (2023)