Cải tiến sản phẩm: Nhờ Phân tích dữ liệu bảo hành
Cải tiến sản phẩm là một trong nhiều yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Một nguồn dữ liệu “Kho báu” mà hầu hết các doanh nghiệp ít quan tâm đó là dữ liệu bảo hành. Phần lớn chỉ dừng lại ở việc lưu trữ và thống kê dữ liệu bảo hành, nhưng đi sâu hơn nữa nguồn dữ liệu này còn tác động đến nhiều hoạt động của doanh nghiệp.
Cùng Bảo hành điện tử BlueData tìm hiểu cách cải thiện sản phẩm, giảm tỷ lệ lỗi thông qua phân tích dữ liệu bảo hành.
Phân tích dữ liệu bảo hành là gì?
Phân tích dữ liệu bảo hành là quá trình sử dụng các phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu để hiểu rõ về hiệu suất và các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm từ dữ liệu bảo hành.
Dữ liệu bảo hành thường bao gồm:
- Thông tin về khách hàng
- Vị trí địa lý
- Thông tin sản phẩm
- Hiện tượng hư hỏng
- Có thể thậm chí là thông tin về lượng sử dụng.
Phân tích dữ liệu bảo hành đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện nhiều khía cạnh của hoạt động kinh doanh.
Bằng cách tận dụng phân tích dữ liệu, các công ty có được thông tin quý giá từ dữ liệu bảo hành, giúp họ điều chỉnh chính sách bảo hành và thiết kế sản phẩm dựa trên cách sử dụng thực tế của sản phẩm thay vì lý thuyết kỹ thuật.
Phân tích nguyên nhân gốc rễ (Root cause analysis – RCA)
Đầu tiên và quan trọng nhất, dữ liệu bảo hành đóng góp đáng kể khả năng thực hiện phân tích và tìm ra nguyên nhân gốc rễ trong công tác quản lý bảo hành ở doanh nghiệp.
Trong khi một số ngành hàng, như phụ kiện hoặc đồ trang sức tỷ lệ sản phẩm lỗi ít, thì những thị trường như đồ điện tử, điện lạnh, điện máy có nhiều gặp phải vấn đề này thường xuyên hơn.
Trong hầu hết mọi trường hợp, nguồn dữ liệu quý giá nhất là các yêu cầu bảo hành của khách hàng.
Các dữ liệu cần quan tâm như:
- Hiện tượng hư hỏng thường gặp nhất trong yêu cầu bảo hành.
- Linh kiện thường xuyên bị hỏng.
- Thời gian sản phẩm gặp gặp lỗi.
- Sản phẩm có tỷ lệ lỗi bất thường hay nhiều nhất.
Từ các dữ liệu này giúp doanh nghiệp đưa ra các nhận định chủ quan và xác định vấn đề.
Ví dụ: Nếu sản phẩm A thường xuyên thực hiện bảo hành với lỗi hư màn hình. Thì doanh nghiệp có thể thực hiện đánh giá nhanh chất lượng màn hình này từ nhà cung cấp nào? Quy trình lắp đặt màn hình có sai sót gì không?. Hoặc chi tiết hơn linh kiện nào trong màn hình bị lỗi?
Nhờ có dữ liệu được thống kê giúp doanh nghiệp “cô đọng” nguyên nhân, loại trừ bớt giả thuyết nguyên nhân từ: đơn vị vận chuyển, đại lý, người sử dụng,….
Phương án cải tiến sản phẩm
Từ số dữ liệu phân tích ở trên, doanh nghiệp sẽ có nhiều phương án để cải tiến sản phẩm của mình.
Xác định vấn đề chất lượng
Phân tích các yêu cầu bảo hành giúp xác định những vấn đề chất lượng phổ biến. Điều này cho phép doanh nghiệp hay nhà sản xuất tập trung vào các khía cạnh cụ thể của sản phẩm cần cải thiện để giảm thiểu số lượng yêu cầu bảo hành.
Phát hiện ra xu hướng lỗi
Bằng cách theo dõi và phân tích xu hướng dữ liệu bảo hành, doanh nghiệp có thể nhận biết các vấn đề xuất hiện định kỳ hoặc theo mùa vụ. Điều này giúp xác định liệu có những yếu tố bên ngoài nào ảnh hưởng đến sản phẩm.
Thiết kế sản phẩm cải tiến
Dữ liệu bảo hành cung cấp thông tin về những tính năng hoặc bộ phận của sản phẩm thường xuyên gặp vấn đề. Dựa trên thông tin này, nhà sản xuất có thể điều chỉnh thiết kế để tối ưu hóa độ tin cậy và hiệu suất.
Đánh giá hiệu quả giải pháp sữa chữa và Cải tiến
Những biện pháp sửa chữa hoặc thay thế có thể được đánh giá dựa trên dữ liệu bảo hành. Nhà sản xuất có thể xác định xem các biện pháp này có giảm thiểu vấn đề hay không và nếu chúng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Phân tích dữ liệu bảo hành cung cấp cái nhìn sâu rộng về hiệu suất của sản phẩm trên thực tế. Nhà sản xuất có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm nguy cơ lỗi và nâng cao chất lượng tổng thể.
Cải tiến sản phẩm – Lắng nghe ý kiến của khách hàng
Ở bước tiếp nhận yêu cầu bảo hành, doanh nghiệp có thể mở ra cuộc đối thoại trực tiếp với khách hàng hoặc các phiếu thu thập thông tin về sản phẩm.
Ngoài việc thực hiện đúng trách nhiệm bảo hành sản phẩm, thông qua giao tiếp doanh nghiệp sẽ tạo được lòng tin với khách hàng và hạn chế trường hợp đổi trả sản phẩm.
Hơn nữa, doanh nghiệp càng thu thập được nhiều thông tin từ khách hàng về cách thức và lý do tại sao một sản phẩm không thành công thì việc ngăn chặn một vấn đề tương tự làm người mua hàng khác thất vọng sẽ càng đơn giản hơn.
Dữ liệu bảo hành đến trực tiếp từ khách hàng hiện tại của bạn có thể giúp bạn đạt được mức dịch vụ cao nhất và khiến bạn trở nên khác biệt so với các doanh nghiệp khác.
Các lưu ý khi phân tích dữ liệu bảo hành để cải tiến sản phẩm
Quan trọng là đảm bảo rằng dữ liệu bảo hành là chính xác, đầy đủ, nhất quán và kịp thời.
Với các yêu cầu trên, một phần mềm quản lý bảo hành là cần thiết giúp doanh nghiệp lưu trữ, thống kê và phân tích dữ liệu bảo hành từ sản phẩm, khách hàng, trạm bảo hành.