Giải pháp Quản lý thợ Điện lạnh bằng Mã QR code

Cuộc sống luôn dễ dàng hơn khi bạn có quy trình. Như một thói quen buổi sáng: thức dậy lúc 5 giờ sáng, tập thể dục lúc 6 giờ sáng, ăn sáng lúc 8 giờ, và sau đó đi làm lúc 9 giờ.

Trong trường hợp này, bạn đã xác định rõ mọi thứ bạn cần làm sau khi thức dậy và hoạt động nhất quán và hiệu quả.

Điều tương tự cũng đúng với hoạt động quản lý thợ điện lạnh bằng mã QR code. Khi bạn có các quy trình quản lý được định rõ việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao trở nên dễ dàng hơn.

Trong bài viết này, hãy tìm hiểu về ý nghĩa chính xác của quy trình quản lý thợ điện lạnh bằng mã QR code là gì và bạn có thể sử dụng cho doanh nghiệp mình như thế nào.

Quản lý thợ điện lạnh bằng mã QR code là gì?

Quản lý thợ điện lạnh bằng mã QR code là một giải pháp công nghệ giúp các đơn vị cung cấp dịch vụ lắp đặt thiết bị điện lạnh có thể quản lý hiệu quả đội ngũ nhân viên kỹ thuật và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

Giải pháp này sử dụng mã QR code để lưu trữ cập nhật thông tin:

  • Thông tin cá nhân: Tên, tuổi, số điện thoại, địa chỉ,…
  • Thông tin công việc: Lịch trình làm việc, công việc đang thực hiện,…
  • Thông tin hoa hồng: Tổng số ca đã lắp đặt, phần trăm chiết khấu,…

Lợi ích khi bạn có quy trình quản lý thợ điện lạnh

Việc có một quy trình quản lý rõ ràng mang lại nhiều lợi ích cho các đơn vị cung cấp dịch vụ lắp đặt thiết bị điện lạnh hay các “chủ thợ“, bao gồm:

  • Chuẩn hóa quy trình: Xác định và nhìn thấy được các điểm còn hạn chế trong quá trình làm việc của nhân viên kỹ thuật, từ đó có phương án khắc phục.
  • Tăng cường hiệu quả công việc: Thông qua phần mềm người thợ xem được lịch sử đã thực hiện trước đó, giúp nâng cao hơn chất lượng phục vụ.
  • Nâng cao dịch vụ: Bằng cách có quy trình quản lý thợ, ca lắp đặt giúp khách hàng thêm phần tin tưởng hơn đối với đơn vị của

5 bước trong quy trình quản lý thợ điện lạnh bằng mã QR code

Với quy trình trước đây, thông tin tiếp nhận từ khách hàng được chuyển xuống cho nhân viên kỹ thuật bằng các phương thức: Gửi thông tin qua ứng dụng nhắn tin, Hóa đơn lắp đặt,….

Hoặc có một số đơn vị, chỉ tiếp nhận thông tin truyền miệng từ bộ phận CSKH, không có chứng từ thể hiện. Và vì thế các đơn vị gặp nhiều bất cập như:

  • Không quản lý được thông tin nhân viên lắp đặt.
  • Không quản lý hạng mục công việc thực hiện một cách chi tiết.
  • Thông tin không nhất quán gây khó khăn cho lần thực hiện hạng mục tiếp theo.

Và sử dụng mã QR code giúp quản lý thợ trong lĩnh vực điện lạnh là một giải pháp thay thế hoàn hảo và tiết kiệm chi phí so với sử dụng các phần mềm lớn.

Dưới đây là 5 bước quan trọng trong quy trình để nâng cao năng suất nhân viên kỹ thuật và tăng trải nghiệm của khách hàng:

Bước 1: Tạo mã QR code chứa thông tin ca lắp đặt

Sau khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng, thông qua phần mềm quản lý bảo hành điện tử bạn tạo một mã QR code và chuyển xuống cho nhân viên kỹ thuật tiếp nhận.

Nhân viên tiếp nhận, quét mã QR code là đã nắm được thông tin khách hàng, hạng mục công việc, thời gian, địa điểm làm việc,…

Hệ thống quản trị mã QR code
Tạo mới mã cho ca lắp đặt thiết bị điện lạnh

Bước 2: Tiến hành lắp đặt

Thợ tiến hành lắp đặt thiết bị điện lạnh theo như thông tin đã tiếp nhận

Sau khi trao đổi với khách hàng, nhân viên đến địa điểm và tiến hành lắp đặt thiết bị. Vị trí lắp đặt cần đảm bảo các yếu tố:

Khảo sát vị trí lắp đặt

Cần lựa chọn vị trí phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của thiết bị và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Cụ thể, cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Vị trí lắp đặt dàn lạnh:
    • Nên lắp đặt dàn lạnh ở vị trí cao hơn dàn nóng để đảm bảo quá trình lưu thông gas diễn ra thuận lợi.
    • Luồng gió thổi của dàn lạnh nên hướng dọc phòng để đảm bảo làm mát hiệu quả.
  • Vị trí lắp đặt dàn nóng:
    • Nên lắp đặt dàn nóng ở vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nguồn nhiệt.
    • Dàn nóng nên được lắp đặt trên giá đỡ chắc chắn, có độ cao phù hợp để thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sửa chữa.

Đi đường ống gas, thoát nước và nguồn dây điện

Tiếp theo, cần đi đường ống gas, thoát nước và nguồn dây điện cho thiết bị điện lạnh. Các đường ống này cần được lắp đặt đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của thiết bị.

  • Đường ống gas:
    • Đường ống gas phải được làm bằng vật liệu chịu nhiệt và chịu áp suất cao.
    • Đường ống gas phải được lắp đặt kín, không rò rỉ gas.
  • Đường ống thoát nước:
    • Đường ống thoát nước phải được lắp đặt đúng hướng để nước ngưng tụ có thể thoát ra ngoài dễ dàng.
  • Nguồn dây điện:
    • Nguồn dây điện phải được lắp đặt chắc chắn, đảm bảo an toàn điện.

Lắp đặt dàn lạnh

Sau khi đã đi xong đường ống gas, thoát nước và nguồn dây điện, tiến hành lắp đặt dàn lạnh. Cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Lắp giá đỡ dàn lạnh chắc chắn, đảm bảo dàn lạnh không bị rung lắc khi hoạt động.
  • Kết nối đường ống gas, thoát nước và nguồn dây điện với dàn lạnh.

Kết nối dàn lạnh

Sau khi đã lắp đặt dàn lạnh, tiến hành kết nối dàn lạnh với dàn nóng. Cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Kết nối đường ống gas giữa dàn lạnh và dàn nóng.
  • Kết nối đường ống thoát nước giữa dàn lạnh và dàn nóng.
  • Kết nối nguồn dây điện giữa dàn lạnh và dàn nóng.

Lắp đặt dàn nóng

Sau khi đã kết nối dàn lạnh, tiến hành lắp đặt dàn nóng. Cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Lắp giá đỡ dàn nóng chắc chắn, đảm bảo dàn nóng không bị rung lắc khi hoạt động.
  • Lắp đặt dàn nóng đúng vị trí đã khảo sát.
  • Kết nối đường ống gas, thoát nước và nguồn dây điện với dàn nóng.

Kiểm tra, vận hành thử

Sau khi đã thổi áp suất gas, tiến hành kiểm tra, vận hành thử thiết bị điện lạnh. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của thiết bị, đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường.

Bước 3: Dán mã QR code

Sau khi thực hiện xong ca lắp đặt, nhân viên sẽ dán tem QR code lên trên sản phẩm và đồng thời kích hoạt bảo hành.

Ở bước này, mã QR code sẽ được gán các dữ liệu:

  • Thông tin khách hàng
  • Tên sản phẩm
  • Hạng mục thực hiện
  • Thông tin nhân viên kỹ thuật
  • Thời hạn bảo hành
  • Lịch sử bảo hành, bảo trì
  • Thời gian lắp đặt

Dữ liệu này sẽ ghi nhận trên hệ thống quản lý bảo hành điện tử, người quản lý có thể dễ dàng truy cập và hệ thống và kiểm tra thông tin.

Ngoài ra, với mã QR code này khách hàng chủ động tra cứu được thông tin bảo hành. Đặc biệt khách hàng có thể gửi yêu cầu bảo hành

Bước 4: Thanh toán

Hoàn tất các bước lắp đặt trên khách hàng tiến hành nghiệm thu và thanh toán cho đơn vị lắp đặt.

Bước 5: Thực hiện bảo hành, bảo trì thiết bị

Với mã QR code được dán trên thiết bị giúp công tác tiến hàng bảo trì, bảo hành dễ dàng và chuyên nghiệp hơn.

Sau khi tiến hành các thao tác, nhân viên kỹ thuật chỉ cần quét mã QR code và nhập liệu các hạng mục đã thực hiện.

Kinh nghiệm khi quản lý thợ điện lạnh bằng Mã QR Code

Trước khi triển khai bạn cần tạo thiết kế mẫu tem bảo hành điện tử bằng phần mềm Bartender.

Mã QR Code sau tạo kết hợp cùng phần mềm Bartender tạo thành một tem QR Code dán lên sản phẩm.

In tem bảo hành điện tử bằng phần mềm Barcode

Loại giấy in tem cần được bế sẵn để có thể giúp người thợ dễ dàng lột và dán lên trên sản phẩm.

Phần mềm quản lý thợ điện lạnh

Các dữ liệu trong quá trình nhân viên kỹ thuật tiến hành thực hiện các hạng mục đều được lưu trữ trên hệ thống quản lý thợ.

Tại đây, người quản lý có thể nắm bắt trong tháng hiện tại một người thợ đã thực hiện những công việc nào, phần trăm hoa hồng là bao nhiêu, chất lượng lắp đặt có tốt không,…

Với các dữ liệu trên bạn dễ dàng quản lý được quy trình làm việc của nhân viên mình. Từ đó, sẽ có các phương án khắc phục tương ứng.


Giải pháp quản lý thợ điện lạnh bằng mã QR Code là một giải pháp giúp các “chủ thợ” quản lý nhân viên và quá trình lắp đặt thiết bị hiệu quả.

Liên hệ Bảo Hành Điện Tử Bluedata ngay để được Tư Vấn miễn phí theo nhu cầu của bạn!

Bài viết này có hữu ích?
[Total:1 Average: 5]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *